In trang

Kế hoạch của Hiệu trưởng Năm 2015

 PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     TRƯỜNG TH PHONG XUÂN                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       
   
     

 

 

KẾ HOẠCH HIỆU TRƯỞNG

Năm học:  2017 - 2018

 

   I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC .

 Năm học 2017 - 2018 là năm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; là năm tiếp tục thực hiện chỉ thị 05- CT/ TW của Bộ chính trị về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ”; “ Mỗi thầy giáo , cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và tiếp tục thực hiện sáng tạo nhiệm vụ“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các hoạt động, việc làm thiết thực, thường niên của trường TH;

          1. Căn cứ Điều lệ trường ;

          2. Căn cứ Thông tư 30/2014/TT - BGD & ĐT;

          3. Căn cứ công văn của BGD và SGD và đào tạo Thừa Thiên Huế  V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017;

          4. Căn cứ công văn số 172/BC - UBND, v/v Báo cáo tổng kết năm học 2016 - 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của UBND huyện Phong Điền;

          5. Căn cứ công văn số 301/ PGD&ĐT-CM, ngày 18 tháng 9 năm 20167 cuả Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền V/v Hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 ;

          5. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường tại địa phương , Trường Tiểu học Phong Xuân triển khai thực hiện kế hoạch chỉ đạo năm học 2017 - 2018 như sau :

   II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1.     Thuận lợi.

       - Được sự quan tâm chỉ đạo cụ thể của Phòng GD&ĐT Phong Điền, Đảng ủy, Ủy ban nhân xã Phong Xuân, giúp đỡ trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy-học .

       - Sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể ở địa phương ngày càng có hiệu quả, đã tạo cơ sở cho nhà trường có điều kiến phát triển.

       - Đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, có trách nhiệm trong công việc, hết lòng với học sinh thân yêu.

       - Hội đồng giáo viên có truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Là một tập thể giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ có ý thức tổ chức, có kỷ luật có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt.

          - 100% giáo viên đạt chuẩn  và có 24/26 giáo viên trên chuẩn chiếm tỷ lệ : 92,7%

          - CSVC khang trang và tương đối đầy đủ để phục vụ dạy và học cho 17 lớp trong đó có 13 lớp dạy 2 buổi / ngày.

          - Trường lớp xanh , sạch, đẹp, an toàn.

          2. Khó khăn :

          - Trường có tới 02 điểm trường lẻ nên việc quản lí chỉ đạo dạy và học, xây dựng  nền nếp gặp nhiều khó khăn.

          - Địa bàn dàn trãi, đi lại khó khăn trong mùa mưa lũ

          - Thu nhập trên đầu người của một số người dân tương đối thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. (Thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Có 57 học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo)

          - Nhận thức của một bộ phận nhân dân về xã hội hóa giáo dục chưa cao.

          - Trình độ tiếp thu của học sinh phân hóa rõ rệt ngay trong một lớp.

          - Một số giáo viên tự học, tự rèn cần nâng cao hơn nữa, chưa nhiệt tình trong công tác dạy - học

  A. Phương hướng nhiệm vụ

       I/Nhiệm vụ chung :

         Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020 và thực hiện Nghị quyết 29 /TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

        1. Tiếp tục nâng cao kỷ cương nền nếp, đạo đức lối sống và ý thức trách nhiệm của người giáo viên để hình ảnh người thầy trong xã hội luôn được đề cao và coi trọng. Rèn luyện cho học sinh tinh thần vượt khó, tự giác và chủ động trong học tập; không ngừng rèn luyện để trở thành người con ngoan, trò giỏi.

       2. Tích cực đổi mới hơn nữa công tác quản lí, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần nâng cao chất lượng đại trà. Phát hiện những nhân tố mới, kịp thời giáo dục nâng cao chất lượng mũi nhọn. Thực hiện tốt học đi đôi với hành, đồng thời trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các em.

       3. Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; Tiếp tục đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao tay nghề, nghiệp vụ sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

      4. Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng PCGDTHĐĐT  đạt chuẩn mức 3, đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tăng tỉ lệ dạy học 2 buổi/ ngày.

      5. Tiếp tục triển khai, thực hiện các cuộc vận động và nhiệm vụ như: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,  “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nhiệm vụ “Trường học thân thiện, học sinh tich cực”. Thực hiện nội dung giáo dục “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong các môn học.

       6. Chỉ đạo dạy- học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 30 và chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học. Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học Giáo dục phổ thông.  Đảm bảo kế hoạch giáo dục và biên chế thời gian năm học

       7. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý. Giáo dục đạo dức, kỹ năng lối sống cho học sinh

       8. Củng cố, duy trì phát huy thành quả Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3 theo Nghị định 20/NĐ – CP , ngày 24/3/2014 của Chính phủ ,  nâng cao hiệu quả và chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm.

       9.Bảo đảm không để xảy ra việc học sinh ngồi nhầm lớp; có biện pháp tich cực để hạn chế tối đa học sinh yếu.

       10. Triển khai các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, tham gia đầy đủ các hội thi do PGD tổ chức. Nâng cao việc tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

  II/. Nhiệm vụ cụ thể .

     1. Chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động và phong trào:

          - Cuộc vận động “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh”.

          - Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức , tự học và sáng tạo”.

         - Nhiệm vụ : Thực hiện sáng tạo “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

         a.  Chỉ tiêu:                   

          100%  Cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các cuộc vận động nói trên

         b.  Biện pháp:

          + Tổ chức, triển khai cho 100% CBGV, NV học tập đầy đủ, nắm bắt các chủ trương, chỉ thị... Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Ngành năm học 2017 – 2018.Chủ trương chính sách của Đảng .

          - Phiếu đánh giá giờ dạy, phiếu đánh giá công chức.

          - Thông Tư 30/2014-BGD&ĐT 10/2014 về đánh giá xếp loại học sinh và có hiệu lực từ 15/10/2014; QĐ 16 về chuẩn kiến thức kỹ năng ; công văn 896 về điều chỉnh nội dung dạy học; Quyết đính số 14/2007/QĐ-BGD ĐT V/v Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học. Quyết định số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v Ban hành Quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn-nghiệp vụ giáo viên Tiểu học. Công văn số 1430/SGDĐT-GDTH, ngày 21 tháng 9 năm 2011 V/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ở Tiểu học. Thực hiện tốt công văn số  3647/UBND - GD , ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh TTH về quy định số lượng học sinh trên lớp.

          + Phân  công hợp lý giáo viên đứng lớp dạy 5 buổi/tuần và 9 buổi/tuần phù hợp năng lực chuyên môn.

          + Nắm bắt chính xác học sinh cụ thể ở từng lớp. Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh, phân thành nhóm để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ các em học ở nhà.

           - Thực hiện kế hoạch phụ đạo trên từng tiết học. Mỗi tuần tăng thêm 1đến 3 buổi cho học sinh yếu kém (kể cả phụ đạo ngoài giờ)

          - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để.

          - Tuyên truyền đến tận các em học sinh, phụ huynh để nắm bắt hiểu rõ ý nghĩa của cuộc vận động .

          II. Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo viên

          1. Chỉ tiêu

          + 100% giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt lối sống lành mạnh, đoàn kết biết động viên giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Yêu cầu giáo viên am hiểu chuyên môn và để đáp ứng  được yêu cầu giảng dạy trong thời kỳ mới.

          + Không có giáo viên yếu kém kể cả chuyên môn và phẩm chất đạo đức .

          + Xếp loại giáo viên : 100% đạt yêu cầu trở lên. Phúc tra giáo viên giỏi

         Trong đó :

                    

                   - Giỏi huyện :         03 - 07 giáo viên

                   - Giỏi trường :        17 - 19 giáo viên. Khá 6 - 8 giáo viên.

                    -  CSTĐ cấp tỉnh : 0 giáo viên

                   - CSTĐ cấp cơ sở: 08 cán bộ, giáo viên

                    - LĐTT :   24 giáo viên, nhân viên

                    - HTNV :   03 GV, NV

          2. Biện pháp.

          a) Tổ chức học tập Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nhiệm vụ năm học và quán triệt tinh thần thực hiện cuộc vận động " Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ",“ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và nhiệm vụ “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với 100% giáo viên được tham gia.

          b) Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn dưới nhiều hình thức  

          - Thao giảng dạy chuyên đề có ứng dụng CNTT để rút kinh nghiệm, hội thảo chuyên môn

          -  Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn sinh hoạt với nội dung : Đề ra các giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng, năng lực giáo viên ... để đạt chỉ tiêu về giáo viên giỏi các cấp. Làm thế nào để các buổi sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả nhất.

          - Các tổ chuyên môn, khối lớp nghiên cứu kỹ chương trình ở tất cả các môn học từ đó tìm ra các bài khó, phân loại các dạng bài để có biện pháp và vận dụng phương pháp phù hợp.

          - Chọn giáo viên có năng lực chuyên môn để thực hiện daỵ mẫu ở các khối lớp . Khối 1 : Cô Lê Thị Cúc, Cô Hoàng Thị Ngọc Tuyết  ; Khối 2&3 : Cô Lê Thị Cẩm ,Cô Trần Thị Lụa; cô Bùi Thị Hoài hương; Khối 4&5 : Cô Hoàng Thị Mộng Hằng, cô Dương Thị Tơ, cô Trần Thị Tố Lan ...

          - Mỗi tổ chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể cho từng kỳ, tháng với nội dung : Kiểm tra hồ sơ sổ sách vào ngày 20 hàng tháng, triển khai các văn bản chỉ đạo, triển khai kế hoạch của nhà trường; dự giờ, tiến hành thao giảng... Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng và mang lại  hiệu quả cao.

          - Kế hoạch dự giờ, thao giảng đúc rút kinh nghiệm phải được tiến hành thường xuyên nghiêm túc và có hiệu quả.

* Cụ thể :

          - Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn ít nhất 2 lần/ tháng .

          - Mỗi giáo viên thao giảng 4 tiết/năm, trong đó có 2 tiết ứng dụng CNTT vào dạy học. Dự giờ ít nhất 40 tiết/ năm trở lên tùy theo phân công chức vụ .

          - Dạy ít nhất 2 tiết / năm /GV về phương pháp “ Bàn tay nặn bột’.

          - Lãnh đạo chuyên môn cũng như tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đều phải nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp ... cả về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Trong mỗi buổi sinh hoạt người chủ trì phải biết tổ chức sau  mối tiết dạy, mỗi giáo viên đều được xây dựng trao đổi ý kiến một cách trung thực, vô tư khách quan nhằm đưa ra những việc đã làm được và chưa làm được về ( nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức ...) và giúp giáo viên được dạy và người dự giờ tiếp thu được những kinh nghiệm thiết thực từ đó mà có ý thức phát huy mặt tốt hơn và hạn chế đến loại bỏ những tồn tại.

          c) Tổ chức  thảo luận, trao đổi để thấy được cái hay của tiết dạy, để học tập và vận dụng vào tình hình thực tế ở lớp và trường ở  về nội dung, phương pháp, thái độ ...

          d) Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra.

          + Thực hiện tốt công tác kiểm tra theo quy định: Thường xuyên và định kỳ. KTTD.

          + Đánh giá khi kiểm tra được tiến hành nghiêm túc khách quan, vô tư để giáo viên được kiểm tra thấy được năng lực thực tế của mình. Từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên.

          + Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ giáo viên để góp ý xây dựng.

          + Phân loại giáo viên và có kế hoạch kiểm tra dự giờ.

          + Bồi dưỡng đối với giáo viên khá, giỏi.

          + Xây dựng chỉnh sửa sai, uốn nắn kịp thời đối với giáo viên có hạn chế, lấy kết quả kiểm tra để xếp thi đua.

          đ. Chỉ đạo tham gia tốt các cuộc hội thảo cấp Cụm, Huyện để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho giáo viên.

          e. Tổ chức tốt các cuộc thi cấp trường, huyện. Tham gia hội thi GVCN giỏi  cấp huyện đạt chất lượng làm tiền đề cho những  năm sau và tham gia cấp tỉnh.

          + Triển khai kế hoạch chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thảo luận nghiêm túc về tất cả các cuộc thi. Đặc biệt là xây dựng giáo viên nòng cốt, giáo viên giỏi huyện. Dựa trên năng lực giáo viên, kết quả xếp loại năm trước. Tránh chủ nghĩa bình quân,  tạo được tính cạnh tranh lành mạnh giữa các giáo viên, tổ chuyên môn.

          +Việc đánh giá kết quả cuộc thi phải được công khai minh bạch, đánh giá đúng khách quan, không thiên vị để động viên khich lệ ý thức vươn lên của những giáo viên đạt kết quả tốt cũng như giáo viên chưa đạt.

          g. Kết hợp với công đoàn  xây dựng và phát động phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường “ Dạy tốt - Học tốt ” .

          - Lãnh đạo nhà trường kết hợp với công đoàn quan tâm động viên và phát huy đội ngũ giáo viên khá, giỏi kịp thời có hiệu quả.

          - Đồng thời tham mưu với nhà trường để có chế độ khen thưởng đúng mức nhằm khích lệ CB-GV-NV đạt giải trong các hội thi.

          - Tạo điều kiện thuận lợi để CBGV,NV tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn. Động viên, giúp đỡ cho những CB-GV-NV đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn .

          III. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa, nhằm nâng cao chất lượng tòan diện, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.

            Thực hiện chương trình một cách linh hoạt, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh. Thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng ở các môn học. Dạy học môn Thủ công, Kỹ thuật theo tinh thần công văn 7975/BGDĐT-GDTH, ngày 10/9/2009 của Bộ Giáo dục. Thực hiện đầy đủ chương trình theo nội dung giảm tải của Bộ.

          1 Chỉ tiêu phấn đấu :

           Chất lượng học sinh : - Xếp loại năng lực :  399/402 em đạt 99, 2 %.

                - Học lực :   + Hoàn thành :          399/402 em ;          Tỷ lệ :99, 2 %

                                  + Chưa hoàn thành :   03/402 em;   Tỷ lệ : 0, 8 %

                                  + Học sinh khen toàn diện:   126/402em   ;  Tỷ lệ  : 31, 4%

                                  + Học sinh khen từng mặt    158/402 em ;   Tỷ lệ  : 39, 3 %

                 - Phẩm chất :

                             + Học sinh xếp loại phẩm chất : 402/402 em  Tỷ lệ 100%

                  -  Chỉ tiêu lên lớp, hoàn thành Chương trình Tiểu học

          + Lên lớp : ( Khối 1 đến khối 5) :  399 /402 em . Tỷ lệ: 99, 2 %

          + Lưu ban : 03 em     Tỷ lệ : 0, 8 %

          + Hoàn thành CTTH :  84/  84 em              Tỷ lệ: 100%

-         Chất lượng mũi nhọn :

 a. Giao lưu câu lạc bộ Toán, Tiếng việt, Anh văn, Tin học cấp cụm, huyện đạt 4 – 10 em.

 b. Vẽ tranh trên máy tính : 1 - 3 em.

 d. Vở sạch -  chữ đẹp : Cấp huyện 2 - 5 lớp

 e. Viết chữ đẹp : cấp huyện : 10 – 12 em ;

 g. Tổ chức “ Rung chuông vàng ” cho học sinh khối 4 & 5 nhân các ngày lễ lớn.

 h. Thi Giáo viên dạy giỏi Duy trì  đạt từ 3 - 7 giáo viên đạt cấp huyện.

 k. Có GVCN giỏi  đạt từ 02 – 3GV cấp trường ,

          2.  Biện pháp nâng cao chất lượng toàn diện

          - Phân công giáo viên đứng lớp buổi 5buổi/tuần và 9buổi / tuần một cách hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn nhằm phát huy hiệu quả dạy và học một cách tốt nhất trong từng khối lớp.

          -Nắm bắt chính xác số lượng học sinh yếu kém, ở từng lớp. Phân loại học sinh yếu ở những mặt nào, hoàn cảnh gia đình, bản thân học sinh. Từ đó đề ra biện pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng. Giao trách nhiệm cho giáo viên  chịu trách nhiệm phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.

          - Tổ chức cho giáo viên ký bản cam kết các cuộc vận động nói trên

          - Mỗi giáo viên đứng lớp phải nghiên cứu kỹ chương trình. Căn cứ vào chương trình, mục tiêu bài dạy để lập kế hoạch bài dạy với từng bài cụ thể sát với hoàn cảnh và trình độ học sinh. Bài soạn cần ngắn gọn song phải đảm bảo mục tiêu về kiến thức và kỹ năng. Thể hiện rõ hoạt động dạy và hoạt động học. Đảm bảo đổi mới PPDH theo hướng lấy học sinh làm trung tâm dạy sát đối tượng. Thầy là người hướng dẫn giúp đỡ học sinh tự tìm ra kiến thức.

          - 100% giáo viên lên lớp phải có giáo án soạn trước một tuần, không phụ thuộc hay bị động vào thiết kế bài dạy hay sách giáo viên.

          - Khi lên lớp phải đảm bảo đúng thời gian. Không cắt xén chương trình.

          - Tổ chức hoạt động dạy học một cách hợp lý nhất. Đảm bảo mỗi tiết học phải được dạy đến mọi học sinh. Hình thức tổ chức dạy học phải linh hoạt, phong phú gây hứng thú học tập cho học sinh. Tất cả học sinh đều được thực hiện các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp học sinh tự tìm ra và lĩnh hội kiến thức.

          - Trong mỗi tiết học đòi hỏi tất cả các học sinh đều được hoạt động. Người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý của trẻ. Để tổ chức sao cho tất cả các em, kể cả những em yếu, thiếu tự tin, không mạnh dạn muốn được thể hiện mình, hoạt động tốt. Giáo viên phải kịp thời động viên khích lệ học sinh yếu. Cần phải có những câu hỏi, bài tập vừa sức để các em làm, để khích lệ động viên các em vươn lên trong học tập. Tránh phê bình, trách phạt khi học sinh chưa làm bài, học bài. Đặc biệt chú trọng hiệu quả giờ dạy. 

          - Việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn phải được đi từ chất lượng đại trà.  Dựa vào chất lượng đại trà, phát hiện học sinh mũi nhọn thông qua các bài dạy và kiểm tra. Từ đó giáo viên biết cách tạo điều kiện, gây hứng thú, lòng say mê cho các em vươn lên trong học tập

          -  Phát hiện đi đôi với bồi dưỡng và việc bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên ngay trong mỗi bài, mỗi chương. Với học sinh mũi nhọn phải biết khơi dậy trong các em tính ham học, thích tìm tòi hiểu biết. Song điều trước tiên phải  giúp học sinh  biết nắm chắc kiến thức cơ bản.

          Học từ những bài dễ, đơn giản, cơ bản từ đó khai thác, mở rộng và nâng dần lên giải những bài khó hơn.

          Người giáo viên phải biết giúp học sinh có ý thức tự giác, tự học hỏi và giáo dục các em tính kiên trì  trong quá trình học tập.

          - Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra giúp đỡ học sinh. Nắm bắt chỗ yếu, chỗ hổng của học sinh và có biện pháp phụ đạo các em yếu, bồi dưỡng các em giỏi phù hợp.

          - Động viên  học sinh mua đủ SGK, đồ dùng học tập...

          - Kết hợp với phụ huynh để giáo dục nâng cao chất lượng học sinh. 

          Tóm lại : Người giáo viên phải xây dựng cho mỗi học sinh mũi nhọn cách học, phương pháp học. Chú trọng việc tự học tự bồi dưỡng.

IV. Chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học.

          1. Mục tiêu.

          100% giáo viên dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm linh hoạt, sát đối tượng, giáo viên là người hướng dẫn. Đảm bảo tiết dạy nhẹ nhàng hơn tự nhiên hơn và hiệu quả hơn . Vận dụng tốt phương pháp “ Bàn tay nặn bột”.

          2. Biện pháp.

          + 100% giáo viên giảng dạy thực hiện dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên chỉ là người giúp  đỡ học sinh lĩnh hội kiến thức. Không áp đặt thụ động.

          + Tăng cường công tác dự giờ kiểm tra theo hướng góp ý xây dựng, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt việc giảng dạy theo hướng đổi mới.

          + Kiểm tra tối thiểu 2 tiết/ 1 GV ( đột xuất) trên tất cả các giáo viên . Kiểm tra toàn diện 08 giáo viên  ( Phan Thị Mỹ Lệ, cô Trần Thị Lụa, thầy Trần Văn Tư, thầy Nguyễn Xuân Huyên, thầy Ngô Văn Đính, cô Hoàng Thị Mộng Hằng, cô Hồ Thị Thủy, cô Nguyễn Thị Huệ). Đánh giá đúng, khách quan tiết dạy. Chú trọng nhận xét đánh giá về sử dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.

          + Kiểm tra chặt chẽ quá trình lên lớp của giáo viên ở tất cả các khâu : Lập kế hoạch bài dạy, tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp ... những giáo viên dạy học theo phương pháp áp đặt, thụ động, không sát đối tượng sẽ được góp ý xây dựng. Nếu không thay đổi phương pháp, cách dạy, cách học thì sẽ được xử lý bằng biện pháp hành chính. Vi phạm nhiều lần sẽ kiến nghị với lãnh đạo trường, cấp trên chuyển công việc khác.

          + Tổ chức tốt có hiệu quả thiết thực các buổi thực tập, thao giảng, hội thảo ... đúc rút kinh nghiệm cho từng dạng bài, từng bộ môn.

          + Xây dựng phong trào tổ, nhóm đọc, nghiên cứu tạp chí....

          V. Chỉ đạo thực hiện tốt đồ dùng dạy học và làm đồ dùng dạy học.

          1. Chỉ tiêu:

          100% giáo viên lên lớp sử dụng thiết bị dạy học. 100% số tiết học có sử dụng đồ dựng dạy học thì phải được sủ dụng đồ dựng dạy học.

          2. Biện pháp:

          + Ngay đầu năm học cán bộ phụ trách thiết bị phải kiểm kê và bàn giao cho giáo viên đứng lớp.

          + Tổ chức tập huấn việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả trên tất cả các khối lớp.

          + Thường xuyên kiểm tra xây dựng góp ý kiến về việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên dưới nhiều hình thức.

          + Chỉ đạo cho tất cả các giáo viên phải sử dụng đồ dựng dạy học ở các tiết học có thể sử dựng đồ dùng dạy học. Và phải sử dụng một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng học sinh. Không được làm qua loa chiếu lệ hình thức.

          + Nếu đồ dùng bị hư hỏng  trong quá trình dạy học mỗi giáo viên phải có kế hoạch làm để bổ sung. Hoặc kiến nghị nhà trường mua bổ sung.

          +Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải có sự chuẩn bị một cách chu đáo, tránh làm mất thời gian của tiết học.

          VI. Chỉ đạo thực hiện tốt quy định mẫu chữ mới và phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp ”.

          1. Chỉ tiêu.

                 100% giáo viên và học sinh viết đúng mẫu chữ hiện hành .

          Đạt :  Tốt: 24%  - 30%  , Khá: 67% - 70% ,   TB: 12% - 20%  , Không có yếu kém.

                    2. Biện pháp.

          + Quán triệt trong giáo viên: Mỗi giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn chữ viết: Khi soạn giảng cũng như khi viết bảng. Phải viết đúng mẫu chữ, kiểu chữ. Không được viết một cách tuỳ tiện theo thói quen .

          + Thường xuyên chú ý giúp đỡ học sinh viết yếu và bồi dưỡng thêm cho học sinh viết khá, đẹp.

          + Thường xuyên kiểm tra, sửa sai cho học sinh. Giáo dục học sinh có ý thức tự rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch.

          + Kết hợp với phụ huynh rèn chữ viết cho học sinh, động viên khuyến khích học sinh không viết bút bi . Giáo viên chủ nhiệm giải thích, động viên phụ huynh ủng hộ kế hoạch  rèn chữ viết và giữ vở sạch trong tất cả các em học sinh.

          +  Có chế độ kiểm tra thường xuyên để chấn chỉnh bổ sung sửa sai cho các em.

          +Xây dựng phong trào viết chữ đẹp, giữ vở sạch trên tất cả các khối lớp.

          VII. Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 30 có hiệu lực từ 15/10/2014 .

          1. Chỉ tiêu. 

          100% CBGV  nắm chắc quy chế đánh giá xếp loại học sinh ( TT 30) và thực hiện đánh giá một cách thực chất.

          2. Biện pháp.

          +  Nghiên cứu kỹ Thông tư về việc đánh giá xếp loại học sinh và tổ chức cho giáo viên học tập một cách nghiêm túc , hiệu quả ở tất cả các lĩnh vực, hạnh kiểm,  học lực; Các môn học đánh giá bằng nhận xét, cho điểm, cách ghi sổ điểm, học bạ v.v....

          + Giáo viên đứng lớp phải đánh giá xếp loại thực chất chính xác theo TT30/BGD.  (Nếu chưa rõ quy trình đánh giá thì trực tiếp gặp phụ trách chuyên môn để hỏi và làm chính xác). Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra phát hiện lỗi trong quá trình đánh giá xếp loại của giáo viên, kịp thời sửa chữa khắc phục.

          VIII. Hồ sơ giáo viên

          1. Chỉ tiêu.:           Tốt : 70%

                                      khá:    30%

                                      Không có  TB, yếu.

          2. Biện pháp thực hiện.

          + Ngay đầu năm học quán triệt trong giáo viên : Phải có bộ hồ sơ giáo viên đảm bảo, đủ về số lượng đúng về nội dung và đẹp về hình thức.

          + Mỗi  giáo viên phải có ý thức tự làm đẹp, tốt cho bộ hồ sơ của mình. Đặc biệt chú ý rèn chữ viết.

          + Xây dựng phong trào thi đua giữa các giáo viên trong khối; giữa các khối lớp và giữa các tổ chuyên môn.

          + Tổ tiên tiến xuất sắc phải cớ bộ hồ sơ tốt 90 - 100% .

          + Lãnh đạo và tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra góp ý chấn chỉnh cả về hình thức lẫn nội dung. Đây cũng là 1 tiêu chí để xếp loại giáo viên.

          + Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục góp phần vào sự phát triển giáo dục  nhà tương xứng với danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm, trường đạt chuẩn phổ cập mức độ 3.

           Trên đây là những kế hoạch cơ bản và giải pháp thực hiện của Hiệu trưởng trong năm học 2017 - 2018. Yêu cầu các khối tổ chuyên môn và toàn  thể giáo viên tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các bộ phận có những nội dung và biện pháp chưa phù hợp đề nghị phản ánh bổ sung kịp thời để Hiệu trưởng có biện pháp chấn chỉnh thống nhất để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.  

                                                               Phong Xn, ngày 26  tháng  9 năm 2017                                                                                                                                                          

                                                                                       Hiệu trưởng

 

                                                                                                   Lê  Y